0
Mua Online: 0918969699
Đại Lý: 0983262323
Ninh Bình: 0912339019
Dự Án: 0983666996

Bảng mã lỗi các dòng điều hòa Midea – Treo tường, âm trần, tủ đứng

Ngày Đăng: 03:19 05/09/2020
Chia sẻ: Chia sẻ Facebook Chia sẻ twitter

dienmaythienphu.vn bán lẻ rẻ như bán buôn

Lưu ý: Các mã lỗi và cách khắc phục trong bài viết này áp trên các dòng điều hòa Midea có tính năng hiển thị nhiệt độ trên dàn lạnh và tự chẩn đoán lỗi thông minh.

1. Mã lỗi điều hòa Midea treo tường

Điều hòa Midea treo tường là dòng máy phổ biến sử dụng tại các gia đình hiện nay, gồm các dòng chính là điều hòa Midea inverter và non-inverter 1 chiều lạnh và 2 chiều lạnh/sưởi.

Dòng máy này bao gồm 1 dàn lạnh lắp trong nhà và 1 dàn nóng lắp ngoài trời theo bộ riêng biệt.

Lỗi thường gặp trên dòng máy này gồm:

– E1: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng

–> Cách khắc phục: Kiểm tra giắc cắm giữa bo mạch và đầu nối cảm biến, đo giá trị điện trở của cảm biến, thay thế cảm biến trước nếu không được thay thế bo mạch dàn lạnh.

E2: Lỗi tín hiệu kết nối từ bo mạch

–> Cách xử lý: Kiểm tra dây điện kết nối tín hiệu, nguồn hoặc tháo bo mạch ra cắm lại hoặc thay bo mạch mới.

E3: Lỗi cấp nguồn cho dàn lạnh

–> Cách xử lý: Kiểm tra lại đường điện kết nối tín hiệu, dùng tay xoay motor hoặc thay motor cho dàn lạnh.

– E4: Lỗi điện áp hoặc nguồn điện có sự cố vấn đề

–> Cách xử lý: Kiểm tra điện áp ra từ nơi cấp điện.

– E5: Lỗi cảm biến nhiệt độ dàn lạnh

–> Cách xử lý: Báo lên trung tâm bảo hành của hãng để kỹ thuật viên có thể qua thay thế, xử lý.

– E6: Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh bị chập điện

–> Cách xử lý: Kiểm tra giắc cắm của cảm biến tại bo mạch, kiểm tra điện trở cảm biến hoặc thay thế bo mạch cho dàn lạnh.

– E7 (Đối với điều hòa Midea 2 chiều): Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh bị chập điện

–> Cách xử lý: Kiểm tra giắc cắm của cảm biến tại bo mạch, kiểm tra điện trở cảm biến hoặc thay thế bo mạch cho dàn lạnh.

– EC: Lỗi liên quan đến áp suất gas, đường ống có thể do: hở gas gây xì gas, hay thiếu gas, đường ống bị móp làm nghẹt gas,…

–> Cách xử lý: Kiểm tra đầu giắc co hay đường ống nếu đường ống có vấn đề nên đi lại đường ống.

2. Mã lỗi điều hòa Midea âm trần

Điều hòa Midea âm trần là dòng điều hòa được thiết kế với cấu trúc chìm trong phòng. Có thể được gắn lên trần nhà, cửa ra vào,… rất tiện lợi và đẹp mắt. Hiện nay dòng máy này được sử dụng khá phổ biến bởi khả năng làm mát tốt do vị trí lắp đặt cũng như mang lại tính thẩm mỹ cao.

Lỗi thường gặp trên dòng máy này gồm:

– E0: Dây tín hiệu chạm dây khác

– E1: Lỗi tín hiệu kết nối từ bo mạch

– E2 + Đèn TIMER bị nhấp nháy: Lỗi cảm biến không khí

– E3 + Đèn OPERATION nhấp nháy: Lỗi cảm biến dàn trong nhà

– E4 + Đèn DEF/FAN nhấp nháy: Lỗi cảm biến dàn ngoài trời

– F4, ED,E6 + Cả 4 đèn nhấp nháy: Lỗi pha, lỗi áp suất, lỗi bo mạch

– E7: Lỗi ChipSet, lỗi bo mạch

– E5, EE, E8 + Đèn ALARM nháy: Lỗi công tắc kiểm soát mức nước

– EB: Lỗi tốc độ motor máy trong

– F1, F2: LED hiển thị, dây kết nối

– F3: Lỗi kết nối dây máy trong

– FC: Lỗi gas, nghẹt ga

– Cả 4 đèn đều nhấp nháy: Lỗi áp suất, lỗi pha, dây tín hiệu

3. Mã lỗi điều hòa Midea tủ đứng

Điều hòa Midea tủ đứng hay còn gọi là điều hòa cây là dòng máy có kiểu dáng tủ có mức công suất trung bình từ 18.000 Btu/h – 100.000 Btu/h thường dùng cho cho văn phòng, nhà hàng hoặc căn hộ gia đình có diện tích phòng đặt lớn.

Lỗi thường gặp trên dòng máy này gồm:

– E1: Dây tín hiệu chạm dây khác

– E2: Lỗi tín hiệu kết nối từ bo mạch

– E3: Lỗi cảm biến không khí

– E4: Lỗi cảm biến dàn trong nhà

– P4: Lỗi cảm biến dàn ngoài trời

– P5: Lỗi pha, lỗi áp suất, lỗi bo mạch

– E6: Lỗi ChipSet, lỗi bo mạch

– Cả 4 đèn đều nhấp nháy: Lỗi công tắc kiểm soát mức nước

4. Cách xử lý khi điều hòa Midea báo lỗi

Trong trường hợp điều hòa Midea của bạn trong quá trình sử dụng gặp phải lỗi, bạn cần bình tĩnh xử lý như sau:

– Ghi lại ( hoặc chụp ảnh lại) mã lỗi trên màn hình hiển thị

– Gọi điện lên tổng đài của hãng và làm theo hướng dẫn: 1800 588 863

Thời gian làm việc của hãng Midea từ 8h30 đến 17h30 hàng ngày ( không tính ngày lễ và chủ nhật ), riêng thứ 7 hàng tuần chỉ làm việc 8h30 đến 11h30.

Nếu bạn ở Hà Nội có thể liên hệ trực tiếp 9 trạm bảo hành của hãng dưới đây:

1. Số 303 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội – Số điện thoại: 0989058114

2. Số 31 Phạm Hồng Thái, Tx. Sơn Tây, Sơn Tây, Hà Nội – Số điện thoại: 0913578724

3. Số 109A/170 Phố Hồng Mai, P Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội – Số điện thoại: 0982100526

4. Xóm Thanh Đồng, thôn Trường Lâm, P Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội – Số điện thoại: 0989198888

5. Kho H2-956 Bạch Đằng, Thanh Lương , Hai Bà Trưng, Hà Nội – Số điện thoại: 024.39329298

6. Số 170 Hồng Mai, P. Phương Liệt, Q. Thanh Xuân, Hà Nội – Số điện thoại: 024.22104655

7. Số 3 Cao Bá Quát, Q. Ba Đình, Hà Nội – Số điện thoại: 024.37475368

8. Đường 70 Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội – Số điện thoại: 024.62969141

9. Số 91 Lê Hồng Phong, Q.Hà Đông, Hà Nội – Số điện thoại: 0904394958

Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn dễ dàng xử lý lỗi hơn trong quá trình sử dụng điều hòa.

Đăng ký nhận thông tin mới nhất
Chat zalo Chat facebook