0918969699
0983262323
0912339019
0983666996
Tổng đại lý phân phối Điện Máy giá rẻ nhất Hà Nội | Điện Máy Thiên Phú
  1. Dịch Vụ Sửa Chữa Bảo Dưỡng

  2. Máy Giặt - Máy Sấy

  3. Trung Tâm Bảo Hành

  4. Tư vấn Điều Hòa

  5. Tư Vấn Robot hút bụi

  6. Tư Vấn Thiết Bị Nhà Bếp

  7. Tư Vấn Tủ Đông

  8. Tư Vấn Tủ Lạnh

  9. Tư Vấn Tủ Mát

  10. Tư vấn về Bình Nóng Lạnh

  11. Tư vấn về Điều Hòa Công Trình

  12. Tư Vấn về Đồ Gia Dụng

  13. Tư Vấn về Tivi

Những chất liệu quần áo không nên sử dụng trong máy sấy quần áo

Tác giả: Thu Hiền

Máy sấy quần áo là một trong những thiết bị gia dụng có thể giúp bạn tiết kiệm cả thời gian lẫn không gian. Thay vì treo quần áo ướt khắp quanh nhà hay phơi trên bất kỳ bề mặt nào có được, bạn có thể sử dụng máy sấy để sấy sạch sẽ và khô ráo đồ giặt chỉ trong vài giờ, đặc biệt sẽ cực kỳ tiện lợi trong mùa nồm hoặc mùa mưa.

Nhưng nếu bạn không biết những loại quần áo nào nên cho vào máy sấy hay nên phơi ngoài trời, trải nghiệm với máy sấy của bạn có thể trở thành thảm họa. Vì vậy, chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn những loại quần áo/loại vải nào khi sấy bằng máy sẽ an toàn.

Những chất liệu quần áo bạn cần lưu ý khi cho vào máy sấy

1. Quần áo bằng chất liệu spandex (áo ngực, đồ tập gym, đồ bơi…)

Quần áo bằng vải spandex và các chất liệu có tính đàn hồi khác rất dễ chịu khi mặc vào người, nhưng sẽ không tốt khi cho vào máy sấy. Nhiệt độ cao có thể gây hư hại chất liệu, phá vỡ kết cấu và làm hỏng kiểu dáng quần áo, bạn nên chọn các loại máy sấy bơm nhiệt sử dụng nhiệt thấp để sấy an toàn những trang phục này.

Những chất liệu quần áo không nên sử dụng trong máy sấy quần áo

Với đồ bơi, nhiệt độ cao cũng có thể làm hỏng các đặc tính chống thấm nước (tương tự với các loại áo khoác chống thấm nước). Nếu buộc phải sấy khô nhanh chóng những quần áo này, hãy sử dụng mức nhiệt độ thấp nhất trên máy sấy và lấy quần áo ra khỏi máy khi chúng vẫn còn ẩm nhẹ.

2. Lụa và các loại vải mỏng khác

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất về cách sử dụng máy sấy là “Tôi có thể cho đồ lụa vào máy sấy không?”. Và câu trả lời là không. Tốt nhất bạn không nên cho áo ngực và đồ lót bằng vải lụa, cũng như các loại nội y khác và vớ, tất vào máy sấy.

Những chất liệu này có thể bị co rút hoặc nhàu vì nhiệt độ cao bên trong máy sấy, và không thể khôi phuc lại nguyên trạng. Chúng cũng có thể bị thủng do vướng mắc vào vật khác.

3. Da, giả da và da lộn

Nếu áo khoác bằng da bị ướt do mưa khi đang mặc trên người, bạn nên để áo khô tự nhiên trong mát, tránh xa ánh nắng mặt trời, bất kể áo làm bằng da thật hay giả da.

Đừng bao giờ cho các chất liệu này vào máy sấy vì chúng sẽ bị hỏng kiểu dáng và có thể bị rạn nứt do sức nóng. Kết quả cũng tương tự với quần áo bằng lông thú, bất kể lông thật hay lông giả.

4. Đồ len

Những chất liệu quần áo không nên sử dụng trong máy sấy quần áo

Kể cả khi món đồ len được phép sấy bằng máy, tốt nhất bạn hãy sử dụng loại máy sấy có chứng nhận Woolmark. Nhiều loại máy sấy quần áo Electrolux đã được trang bị các chương trình sấy đặc biệt dành cho đồ len và được Woolmark chứng nhận.

5. Quần áo đính kim sa, cườm hoặc có các phần khác đính bằng keo

Các kiểu áo, quần hoặc váy có đính chi tiết trang trí hoặc kim sa trông thật bắt mắt, nhưng các phụ kiện như vậy thường được gắn lên bằng keo.

Khi cho quần áo loại này vào máy sấy, nhiệt độ cao có thể dễ dàng phân hủy keo và khiến các chi tiết trang trí bong ra. Sấy máy không chỉ làm hỏng quần áo đính kim sa hoặc vật trang trí, mà còn có thể gây hư hại các trang phục khác được sấy cùng lúc.

Những chất liệu nào có thể an toàn trong máy sấy?

Sau khi đã nắm rõ những loại quần áo và chất liệu nào không nên cho vào máy sấy, giờ chúng ta hãy xem những loại quần áo nào có thể sấy máy mà không vấn đề gì.

1. Jean và quần áo bằng vải demin

Vải demin, hay vải jean, vốn được tạo ra để có được độ thô và độ bền, nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi đồ jean thuộc loại có khả năng chịu nhiệt cao nhất.

Đối với đồ jean, dù không có lý do gì để cẩn thận khi cho vào máy sấy, bạn cũng cần phải xem kỹ nhãn giặt để đảm bảo chắc chắn.

Những chất liệu quần áo không nên sử dụng trong máy sấy quần áo

Nhiều loại đồ jean ngày nay được bổ sung thêm các chất liệu thun, có thể bị tác dụng nhiệt tương tự như quần áo chất liệu spandex đã nêu ở trên. Nhưng nếu là jean 100% cotton thì bạn không còn lý do nào để lo lắng.

2. Vải cotton

Vải cotton có bị co rút trong máy sấy không? Câu trả lời là “không, nhưng”. Quần áo may bằng vải cotton bền hơn nhiều so với quần áo bằng len, lụa nhưng bạn nên cẩn trọng để chọn mức nhiệt độ sấy phù hợp – tùy thuộc rất nhiều vào độ nặng của chúng.

Các đồ cotton nặng như khăn tắm, áo chui đầu hoặc áo trùm đầu có thể sấy máy với mức nhiệt độ từ trung bình đến cao. Các đồ cotton nhẹ hơn như áo phông sẽ an toàn hơn khi sấy máy với mức nhiệt thấp hơn để tránh bị co rút.

3. Sợi polyester pha

Quần áo làm từ các chất liệu pha polyester có thể sấy bằng máy, nhưng nên sử dụng mức nhiệt độ sấy thấp. Các chất liệu này thường nhanh khô, vì vậy tốt nhất bạn hãy chọn một chu trình sấy ngắn hơn khi sấy quần áo làm bằng sợi polyester pha cotton hoặc sợi polyester pha khác.

4. Chăn ga gối

Nhờ các hiệu ứng sát trùng của sức nóng, sức nóng trong máy sấy sẽ tiêu diệt mạt bụi và mang đến cho chăn ga gối của bạn một mùi hương tươi mới, sạch sẽ.

Cách chọn máy sấy nào tốt nhất cho gia đình

Có một chiếc máy sấy chất lượng cao trong nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn giữ gìn và bảo vệ những trang phục ưa thích của mình. Hãy ghi nhớ những điều sau đây khi bạn lựa chọn mua một chiếc máy sấy quần áo cho gia đình:

Những chất liệu quần áo không nên sử dụng trong máy sấy quần áo
  • Nếu gia đình bạn có rất nhiều đồ len, hãy cân nhắc chọn chiếc máy sấy có chứng nhận Woolmark. Loại máy sấy này có các chương trình được thiết kế đặc biệt để bảo vệ những sợi len cực kỳ nhạy cảm với sức nóng trong bộ cánh ưa thích của bạn và để bạn không phải mất công phơi khô tự nhiên tất cả đồ len.
  • Nếu bạn muốn sấy máy các loại vải mỏng, một số máy sấy hiệnđại còn có các chương trình đặc biệt dành riêng cho vải mỏng. Ví dụ, nhiều máy sấy Electrolux ứng dụng hệ thống DelicateCare để tăng cường chăm sóc các chất liệu như lụa và len. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hệ thống DelicateCare không gây biến dạng quần áo so với phơi khô tự nhiên.
  • Nếu bạn muốn sở hữu một thiết bị thân thiện với môi trường, hãy cân nhắc chọn mua loại máy sấy bơm nhiệt. Các thiết bị này có thể sấy khô quần áo của bạn với mức nhiệt độ thấp hơn, và giúp tiết kiệm đến 50% điện năng sử dụng.
  • Nếu bạn lo rằng quần áo có thể bị sấy khô quá mức, hãy chọn loại máy sấy có công nghệ cảm biến thông minh để đảm bảo chu kỳ sấy sẽ dừng lại khi quần áo đã khô. Trong các máy sấy Electrolux, cảm biến SensiCare sẽ đo lường mức nhiệt độ và độ ẩm bên trong máy để điều chỉnh thời gian của chu kỳ sấy. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mòn và rách quần áo để bạn có thể tận dụng những bộ cánh ưa thích của mình lâu hơn.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy sấy quần áo một cách hiệu quả và bảo vệ quần áo được tốt nhất.

HotlineChat ZaloChat Facebook