Hướng dẫn vệ sinh máy sấy quần áo tại nhà dễ dàng và cơ bản nhất
Với nhu cầu sử dụng máy sấy để làm khô quần áo để làm khô cũng như diệt khuẩn giữ màu cũng như lưu hương cho quần áo hiện nay. Nên máy sấy được nhiều gia đình chọn mua cho gia đình của mình. Những nếu không biết cách vệ sinh máy sấy quần áo thì tuổi thọ cũng như hiệu quả sấy khô sẽ bị kém hiệu quả. Vậy cách vệ sinh máy sây quần áo tại nhà như thế nào? Cùng Điện máy Thiên Phú đi vào tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Một số lưu ý khi vệ sinh máy sấy quần áo
Nếu trước đó bạn đã có sử dụng máy thì cần mở cửa và nắp bình ngưng của máy (với gia đình sử dụng máy sấy quần áo ngưng tụ), để máy được nguội hoàn toàn rồi mới vệ sinh.
- Tuyệt đối lưu ý ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh máy sấy.
- Chú ý vệ sinh kĩ bộ phận lưới lọc và lỗ thông hơi, vì đây là hai khu vực chính tích tụ sợi vải vụn.
- Trong quá trình vệ sinh ống thông hơi mà bạn thấy ống có dấu hiệu bị nứt, hư hỏng thì nên gọi thợ có chuyên môn đến kiểm tra kỹ và thay mới bộ phận này nếu cần.
- Ngoài các bộ phận bên trong, bạn cũng nên vệ sinh các phần bên ngoài như lồng sấy, bề mặt máy sấy thường xuyên.
- Mỗi bộ phận của máy sấy có chu kỳ vệ sinh khác nhau, bạn có thể vệ sinh từng món theo đúng thời điểm và chọn ra một thời điểm khác để vệ sinh toàn bộ.
Cách vệ sinh máy sấy quần áo
Máy sấy quần áo có tốc độ sấy rất nhanh và chế độ sấy linh hoạt. Song song đó, máy có trọng lượng khá lớn, khó tháo lắp nên loại rất dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên vệ sinh máy sấy quần áo định kỳ theo 4 bước sau:
Bước 1: Vệ sinh lưới lọc
Khi máy sấy quần áo hoạt động, các loại bụi, xơ vải rơi ra sẽ bị hút vào lưới lọc. Đây là bộ phần bạn cần phải vệ sinh đầu tiên và thường xuyên.vệ sinh bộ lọc máy sấy
Để vệ sinh lưới lọc, bạn nên tháo bộ lọc ra ngoài. Sau đó, dùng khăn ướt và máy hút bụi loại bỏ phần cặn tích tụ trong lưới lọc. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể rửa lưới dưới vòi nước sạch và phơi ở nơi thoáng mát trước khi lắp vào máy.
Bước 2: Vệ sinh bộ cảm ứng trong máy sấy
Việc vệ sinh bộ cảm ứng của máy sấy rất đơn đơn giản và nhanh chóng. Mỗi 3 tháng, bạn chỉ cần dùng khăn sạch nhúng thêm một ít dấm hoặc cồn nồng độ thấp. Sau đó, nhẹ nhàng lau qua một lượt rồi lau khô là được.
Bước 3: Vệ sinh máy sấy quần áo sạch đừng bỏ qua ngăn chứa nước
Ngăn chứa nước trong máy sấy quần áo thường được đặt bên trong nắp chai hoặc ngăn đựng trên bản. Khi bộ phận này bị đầy hoặc chứa nhiều xơ vải máy có thể ngưng hoạt động.
Do đó, khi sử dụng máy vài lần bạn hãy đổ nước trong ngăn chứa nước và rửa sạch những mảng bám rồi để lại vị trí cũ.
Bước 4: Vệ sinh hệ thống thông gió
Trong các bản hướng dẫn sử dụng máy sấy thường khuyến nghị nên vệ sinh hệ thống thông hơi sau mỗi 20 lần sấy.
Đầu tiên, bạn hãy mở 4 khóa của lỗ thông hơi và kéo ống thông hơi ra ngoài. Sau đó, bạn làm sạch ống dưới vòi nước chảy mạnh. Cuối cùng, lắp ống và bình vào vị trí cũ, vặn 4 khóa lại.
Bước 5: Vệ sinh lồng sấy
Lồng sấy là bộ phận trực tiếp thường xuyên tiếp xúc với quần áo nhất, vì thế bạn nên vệ sinh sau mỗi lần sử dụng. Vệ sinh bằng cách dùng khăn mềm hơi có độ ẩm để lau nhẹ bề mặt lồng sấy.
Vệ sinh bên ngoài máy sấy
Vẻ ngoài máy sấy và nơi quyết định tính thẩm mỹ của chúng trong nhà bạn. Vì thế, bạn nên thường xuyên vệ sinh bên ngoài để đảm bảo máy luôn mới, giữ được độ bóng bẩy không bị xuống cấp.
Cách vệ sinh như sau: Sử dụng khăn mềm lau xung quanh bề mặt bằng dung dịch chuyên dụng, sau đó lau lại khăn khô để đảm bảo vệ sinh.
Qua bài viết mong rằng bạn đã biết cách vệ sinh máy sấy quần áo nhanh chóng và hiệu quả cho gia đình mình. Mong rằng bài viết đã cung cấp được những kinh nghiệm sử dụng máy giặt, máy sấy hữu ích đến với bạn. Nếu trong quá trình sử dụng bạn cần tư vấn sử dụng cũng như sửa máy giặt, máy sấy,… Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.