Chia sẻ một số mẹo tăng cường độ bền bỉ cho điều hòa của ngôi nhà bạn
Điều hòa không chỉ mang lại sự thoải mái trong những ngày nắng nóng mà còn là thiết bị cần thiết giúp cải thiện chất lượng không khí. Tuy nhiên, để điều hòa hoạt động hiệu quả và bền bỉ theo thời gian, cần có những biện pháp sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số mẹo quan trọng giúp tăng cường độ bền bỉ cho điều hòa của ngôi nhà bạn, giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe.
1. Lựa chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng mình sử dụng
Việc lựa chọn công suất điều hòa phù hợp với diện tích không gian sử dụng là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động và độ bền của máy. Nếu chọn điều hòa có công suất quá nhỏ so với nhu cầu, máy sẽ phải hoạt động liên tục để duy trì nhiệt độ, dẫn đến quá tải, nhanh nóng, làm giảm tuổi thọ và tiêu tốn nhiều điện năng.
Với diện tích phòng dưới 15m2: công suất điều hòa khoảng 9000btu.
Với diện tích từ 15 – 25m2: công suất từ 12000 – 18000btu.
Với diện tích từ 25 – 35m2: công suất từ 18000 – 24000btu.
Việc chọn máy có công suất cao hơn một chút sẽ giúp máy hoạt động ổn định hơn, khi đạt được nhiệt độ yêu cầu, máy sẽ tự động ngắt, giúp tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ.
2. Chọn vị trí lắp đặt cho điều hòa
Vị trí lắp đặt điều hòa cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền của máy. Điều hòa nên được lắp đặt ở nơi râm mát, tránh bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào, điều này giúp máy giảm được nhiệt độ không khí mà nó cần làm mát, tiết kiệm năng lượng và giảm tải cho máy.
Lưu ý khi lắp đặt:
Tránh lắp điều hòa ở nơi có nhiều bụi, hạn chế các vấn đề về tắc nghẽn bộ lọc.
Đặt điều hòa ở vị trí dễ dàng tiếp cận để tiện cho việc vệ sinh và bảo trì.
Tuân thủ các hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.
3. Hãy bật điều hòa trước khoảng 15 phút khi sử dụng
Thói quen khởi động điều hòa khoảng 15 phút trước khi vào phòng không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn giúp máy hoạt động trơn tru hơn. Điều này giúp máy không phải hoạt động đột ngột ở mức thấp, giảm tải cho máy nén, đồng thời giúp bạn tận hưởng không khí mát mẻ ngay khi vào phòng.
4. Bật/tắt điều hòa hợp lý
Việc sử dụng điều hòa đúng cách cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của thiết bị. Bạn không nên tắt mở máy liên tục, vì điều này khiến máy phải khởi động lại nhiều lần, gây hại cho máy nén. Khi đã tắt hẳn điều hòa, nên ngắt luôn nguồn điện để tránh rò rỉ và chập điện, giúp bảo vệ cả máy lẫn hệ thống điện trong nhà.
5. Không bật điều hòa ở mức quá thấp khi mới khởi động điều hòa
Khởi động điều hòa ở nhiệt độ quá thấp không chỉ làm tiêu tốn điện năng mà còn khiến máy phải hoạt động ở mức công suất tối đa. Thay vào đó, bạn nên đặt máy ở mức 25 – 26 độ C trong 10 phút đầu, sau đó điều chỉnh lại nhiệt độ cho phù hợp với nhu cầu. Điều này giúp giảm tải cho máy, tiết kiệm năng lượng và duy trì tuổi thọ cho thiết bị.
6. Sử dụng các chế độ linh hoạt
Điều hòa hiện nay được trang bị nhiều chế độ làm mát khác nhau, giúp tối ưu hóa hoạt động dựa trên tình trạng thời tiết. Việc lựa chọn chế độ phù hợp không chỉ giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ của máy.
Chế độ Dry: Thích hợp sử dụng vào những ngày trời ẩm ướt hoặc mùa mưa. Chế độ này giúp giảm độ ẩm trong không khí mà không cần giảm nhiệt độ quá nhiều, giảm áp lực cho máy.
Chế độ Cool: Sử dụng vào những ngày trời nắng nóng, giúp làm mát nhanh chóng và hiệu quả.
7. Nên sử dụng quạt gió kết hợp khi sử dụng điều hòa
Sử dụng thêm quạt gió khi điều hòa đang hoạt động giúp không khí trong phòng lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác mát mẻ và dễ chịu. Điều này giúp bạn không cần phải giảm nhiệt độ quá thấp, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ máy tốt hơn.
8. Không để nhiệt độ quá thấp
Thói quen để điều hòa ở mức quá thấp trong thời gian dài khiến máy phải hoạt động liên tục, làm giảm tuổi thọ của máy. Nhiệt độ quá thấp còn có thể gây sốc nhiệt khi ra ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiệt độ lý tưởng cho phòng điều hòa là từ 25 – 27 độ C.
9. Điều hòa cần được vệ sinh và bảo dưỡng đình kỳ
Điều hòa cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo hiệu suất hoạt động và tiết kiệm điện năng. Bộ lọc bẩn có thể làm giảm khả năng làm mát và gây hao phí điện năng. Ngoài ra, việc bảo dưỡng định kỳ còn giúp phát hiện sớm những vấn đề kỹ thuật, giúp sửa chữa kịp thời trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
Môi trường ít bụi: vệ sinh 1-2 lần/năm.
Môi trường nhiều bụi: vệ sinh 3-4 lần/năm.
10. Đảm bảo nhiệt độ phòng không quá chênh lệch quá 10 độ C so với nhiệt độ bền ngoiaf
Một lưu ý quan trọng là không nên để nhiệt độ phòng lạnh quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời, đặc biệt là vào mùa hè. Theo khuyến cáo, nhiệt độ trong phòng nên chênh lệch không quá 10 độ C so với nhiệt độ ngoài trời để tránh sốc nhiệt và đảm bảo hoạt động bền bỉ của điều hòa.
11. Giữ cho nhiệt độ ở mức ổn định vừa phải
Vào ban đêm, nhiệt độ thường hạ thấp, vì vậy bạn nên điều chỉnh máy điều hòa ở mức nhiệt vừa phải từ 25 – 29 độ C. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn bảo vệ sức khỏe, tránh cảm lạnh.
Kết luận
Việc áp dụng các mẹo trên sẽ giúp tăng cường tuổi thọ cho điều hòa, giúp máy hoạt động ổn định và tiết kiệm năng lượng hơn. Hạn chế tối đa việc bị hỏng hóc hay lỗi vặt, đặc biệt đối với các dòng điều hòa giá rẻ.