Sử dụng máy lạnh an toàn cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh không có khả năng tự điều hòa thân nhiệt như các trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng. Nếu nhiệt độ môi trường quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí quá cao, hoặc những lúc thời tiết thay đổi khi giao mùa,việc giữ trẻ trong phòng điều hòa đúng cách sẽ tránh được các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng máy lạnh trong phòng trẻ sơ sinh.
Nhiệt độ điều hòa nên thiết lập ở mức 24-28 độ, đây là mức nhiệt an toàn nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh
Theo lời khuyên của BV Từ Dũ, BS. Nguyễn Thị Thanh Bình Cố vấn khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ chia sẻ: Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ dưới 23 độ C thì sẽ dễ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 0 độ C.
Không để điều hòa thổi trực tiếp vào bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ mới hình thành chính vì vậy còn rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Nếu để quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào bé, đối với những bé có cơ địa yếu điều này sẽ rất dễ khiến trẻ mắc những bệnh về đường hô hấp: như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Ví trí lắp đặt đặt điều hòa nên ở trên cao tránh để gió thổ trực tiếp vào bé. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng như không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh, nhiệt độ thiết lập quá thấp. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.
Không để trẻ trong phòng máy lạnh quá 2 tiếng
Theo khuyến cáo của hãng Daikin thì thời gian tối đa để mẹ cho bé nằm trong phòng điều hòa chỉ nên từ 2 tiếng mỗi lần. Điều này có nghĩa là cứ sau mỗi 2 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 5-10 phút. Đây cũng là thời gian để không khí tù đọng được thải loại thay bằng không khí tự nhiên trong lành hơn, đồng thời kết hợp đón nắng vào trong phòng bé phòng tránh nấm mốc và vi khẩn phát triển.
Tránh thay đổi nhiệt độ một đột ngột
Khi mới từ trời nắng nóng về, nên lau hết mồ hôi và cho bé ngồi phòng bình thường một lát rồi hãy cho bé vào phòng máy lạnh. Còn nếu muốn ra ngoài, nên mở cửa phòng lạnh để bé thích ứng với nhiệt độ xung quanh rồi hẳn ra. Nên hạn chế ra vào phòng lạnh thường xuyên trong những ngày nắng nóng để tránh bé nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Không để bé nằm trực tiếp hường điều hòa thổi: vì như thế trẻ bị nhiễm lạnh, ngạt mũi, có thể mắc các bệnh dường hô hấp. Nên xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên để vệ sinh sạch đường hô hấp cho bé.
Sưởi ấm cho trẻ: Cho trẻ mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi như chất liệu cotton. Khi ngủ, đặc biệt đắp chăn vùng bụng cho trẻ khỏi nhiệm lạnh.
Vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh
Vệ sinh máy thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Vệ sinh phòng máy lạnh sạch sẽ. Khi không bật máy, nên mở cửa phòng cho thoáng mát, trao đổi không khí trong phòng với bên ngoài.
Điều hòa mới bật trở lại sau một mùa đông dài cần được vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc để tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú lâu ngày trong máy làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.