Bảo quản thực phẩm mùa nồm ẩm trong tủ lạnh
Thời tiết nồm ẩm là nỗi ám ảnh của không ít bà nội trợ, là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi, phát triển, tấn công thực phẩm và làm giảm giá trị dinh dưỡng, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc và các bệnh về đường tiêu hoá.
1. Nồm ẩm – “kẻ thù” của sức khỏe.
Các gia đình thường chăm chú bảo quản thực phẩm trước Tết mà quên mất rằng, những ngày nồm ẩm sắp tới mới là kẻ thù số 1 của thực phẩm. Các loại nấm xanh, nấm có mũ… sản sinh khi bảo quản đồ ăn sai cách đều chứa chất aflatoxin cực độc với sức khoẻ con người. Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính, độc tố aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan. Thời tiết nồm ẩm khiến nấm mốc phát triển nhanh trên rau, củ, quả, các loại hạt ngũ cốc (gạo, đỗ, lạc…) gây biến đổi màu sắc, mùi vị, và giảm chất lượng dinh dưỡng. Đồng thời, các “sát thủ” gây ung thư tiềm ẩn cũng được tìm thấy trong thịt cá chế biến bằng chất bảo quản để chống ôi thiu những ngày trời nồm, các loại thực phẩm thường được ướp hay ngâm muối như dưa, cà… Do vậy, các gia đình cần đặc biệt chú trọng tới cách bảo quản thực phẩm trong mùa nồm nếu không muốn biến nơi lưu trữ thức ăn trong nhà mình trở thành “ổ vi khuẩn”.Một cách hợp lý và chuẩn vệ sinh để nguồn thức ăn trong tủ lạnh luôn tươi ngon mà đảm bảo sức khỏe cho mùa nồm
2. Đối phó với nấm mốc, vi khuẩn
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm những ngày thời tiết ẩm ướt hãy coi tủ lạnh tốt nhất như chiếc chìa khoá vàng giải quyết mọi vấn đề. Các mẹ cần lưu ý:
– Nên lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh khi còn tươi nhất. Các loại thịt, cá sống cần sơ chế sạch, phân loại và đóng gói kín trước khi cho vào tủ lạnh, lưu trữ ở ngăn đông với độ lạnh tuyệt đối là -18 độ C. Thực phẩm sau khi được rã đông cần chế biến ngay, không nên cấp đông trở lại.
– Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, khoảng 2 tuần 1 lần. Nên lau chùi các khay kính và cả hộc đựng rau quả.
– Trời nồm, hơi nước thường đọng trên về mặt tủ lạnh. Nên lau khô liên tục để tránh phát sinh ẩm mốc. Nhưng bạn nên nhớ dùng khăn sạch để lau không tác dụng ngược lại- Sử dụng các loại hộp thuỷ tinh chuyên dụng để đựng thức ăn chín, có nắp kín, không gây mùi tránh lây nhiễm chéo. Tuy nhiên, Phan Anh khuyến khích các gia đình nên dùng hết thực phẩm ngay trong bữa ăn, chỉ nên lưu trữ thức ăn dư trong tủ lạnh từ 1 tới 2 ngày.
– Đối với rau, củ nên cắt bỏ gốc rễ, lá úa, lá sâu. Với tủ lạnh thường, hãy sử dụng túi ni lông đục lỗ hoặc màng bọc thực phẩm, để hạn chế hơi nước trong rau củ bốc hơi lên mặt túi, đọng lại và làm rau bị úng ngập, nhanh nẫu. Tuy nhiên, những gia đình sở hữu tủ lạnh có ngăn cân bằng độ ẩm của LG cùng thiết kế lưới mắt cáo có thể yên tâm bảo quản rau, củ, quả mà không cần bất kì sự đóng gói nào, tránh tình trạng nhiễm khuẩn từ những ni lông không rõ nguồn gốc.- Bên cạnh những phương pháp bảo quản thủ công, các gia đình nên ưu tiên lựa chọn dòng tủ lạnh có công nghệ kháng khuẩn tiên tiến nhằm hạn chế tối đa sự phát triển khuẩn một cách tối ưu nhất. Nổi bật trên thị trường điện lạnh hiện nay là dòng tủ LG tích hợp công nghệ Hygiene Fresh+ với 5 lớp lọc, trong đó có bộ phát tia UV giúp diệt 99.999% vi khuẩn và khử mùi hiệu quả. Tia UV có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn rất tốt và đã được ứng dụng nhiều trong đời sống như: khử trùng dụng cụ y tế, xử lý nước nhiễm khuẩn, bảo quản thực phẩm và đồ uống…