0

Nên mua máy giặt truyền động trực tiếp hay truyền động gián tiếp?

08:45 05/12/2020

1. Máy giặt truyền động trực tiếp là gì?

Máy giặt truyền động trực tiếp (hay còn được gọi là máy giặt lồng trục) là loại máy giặt ra đời sau với thiết kế mới, loại bỏ cơ chế truyền động thông qua dây curoa với động cơ được gắn trực tiếp vào lồng giặt nên khi động cơ quay thì lồng giặt cũng quay theo, giúp giảm độ rung ồn, tiết kiệm điện năng trong khi hiệu suất vẫn đạt mức tối ưu.

Ngoài ra, máy giặt truyền động trực tiếp tốc độ vòng quay cũng cao hơn do có một hệ thống đồng nhất ổn định nên thời gian phơi sấy của quần áo giảm đáng kể. Máy giặt truyền động trực tiếp mới ra đời sau này nhưng được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Ưu điểm:

+ Tiết kiệm điện năng: Do truyền động trực tiếp từ động cơ đến lồng giặt nên không bị hao tổn điện năng hơn là sử dụng dây curoa đồng thời tiêu tốn ít điện năng hơn.

+ Giảm tiếng ồn, hạn chế rung lắc rất nhiều so với các máy giặt truyền động gián tiếp.

+ Độ bền cao hơn: Do máy giặt truyền động trực tiếp sử dụng ít thiết bị để tạo chuyển động cho lồng giặt hơn nên cũng ít nguy cơ hư hỏng và có độ bền cao hơn, giảm phát sinh chi phí sửa chữa.

+ Tốc độ vắt cao hơn: Do có thiết kế đồng nhất giữa động cơ và lồng giặt nên máy giặt truyền động trực tiếp cho phép lồng giặt có tốc độ quay cao hơn nhiều so với máy giặt truyền động gián tiếp, giúp giảm đáng kể thời gian phơi sấy.

+ Định vị lồng giặt nhanh và chính xác hơn: Bộ cảm biến trên các máy giặt truyền động trực tiếp được gắn trực tiếp vào động cơ giúp máy kiểm soát và xác định khối lượng quần áo chính xác hơn.

Nhược điểm:

+Giá thành cao hơn khoảng 1 -2 triệu so với máy truyền động gián tiếp.

+ Chi phí sửa chữa và bảo trì cao.

+ Dễ làm hư hỏng quần áo do sơ ý: Do có chuyển động quay rất cao nên nếu không chọn chế độ giặt phù hợp, máy giặt truyền động trực tiếp có khả năng sẽ làm hư hỏng quần áo.

2. Máy giặt truyền động gián tiếp (dây curoa) là gì?

Là loại máy giặt ra đời đầu tiên, chuyển động quay của lồng giặt được thực hiện thông qua dây curoa nối giữa động cơ của máy giặt và lồng giặt. Khi động cơ của máy giặt được khởi động, dây curoa sẽ truyền lực quay từ động cơ lên lồng giặt qua bánh đà (ròng rọc) được gắn bên dưới hoặc phía sau lồng giặt, giúp xoay lồng giặt.

Ưu điểm:

+ Do ra đời đã lâu và sử dụng thiết kế cũ nên máy giặt truyền động gián tiếp thường có giá thành rẻ hơn so với máy giặt truyền động trực tiếp.

+ Hơn nữa, do đã có trên thị trường từ rất lâu nên có thể dễ dàng tìm kiếm linh kiện thay thế sửa chữa với chi phí cũng rẻ hơn.

Nhược điểm:

+ Thường hoạt động kém trơn tru do phải truyền động qua dây curoa và bánh đà.

+ Sau một thời gian sử dụng, dây curoa và bánh đà thường sẽ bị giãn, dão ra làm giảm khả năng truyền động, gây ra tiếng ồn và rung lắc khó chịu, tạo ra lực ma sát nhiều hơn nên làm hao tổn nhiều điện năng hơn.

3. Nên mua máy giặt truyền động trực tiếp hay gián tiếp?

Tùy thuộc hòan toàn vào nhu cầu, điều kiện kinh tế cũng như không gian của gia đình bạn.

Thứ nhất là máy giặt truyền động gián tiếp có những ưu điểm như giá thành rẻ, linh kiện dễ tìm kiếm và thay thế. Thích hợp với những nhà có không gian rộng hoặc vị trí đặt máy cách xa hoặc cách ly với khu vực sinh hoạt chung.

Thứ hai là máy giặt truyền động trực tiếp có nhiều ưu điểm hơn như hoạt động êm ái, tuổi thọ cao, hạn chế bị ô nhiễm tiếng ồn,… Đổi lại giá thành máy cao, linh kiện khó kiếm, khó thay thế, phù hợp với không gian nhỏ, không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung của gia đình.

Hy vọng với nội dung phân tích chi tiết trên, bạn có thể đưa ra được lựa chọn chọn máy giặt phù hợp nhất cho gia đình mình.

Exit mobile version