0

Hướng dẫn tự khắc phục 7 bệnh thường gặp ở điều hoà

02:34 11/10/2017


Việc hoạt động liên tục có đôi khi điều hòa nhà bạn sẽ xảy ra 1 vài sự cố nhỏ như: điều hòa bỗng nhiên phát ra tiếng ồn lớn, rò rỉ nước, không lạnh, không khởi động được …. Bạn đừng quá vội lo lắng, điện lạnh Thiên Phú sẽ hướng dẫn bạn cách tự kiểm tra và khắc phục 1 vài bệnh thường gặp ở điều hòa, trước khi bạn cần đến sự trợ giúp từ kỹ thuật sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp

1. Điều hòa nhiệt độ bỗng dưng có tiếng ồn

Tiếng ồn có thể phát ra khi điều hòa nhiệt độ khởi động

Khi bật điều hòa nhiệt độ, bạn cảm thấy tiếng ồn phát ra khi bật/ tắt cánh quạt hoặc rơ-le của máy nén thì đừng lo ngại. Đây là biểu hiện hoạt động hòan toàn bình thường. Ngoài ra, khi bắt đầu hoặc kết thúc chu trình tan băng thì tiếng nước chảy và tiếng ồn của chất làm lạnh theo các hướng ngược chiều nhau cũng là điều hòan toàn tự nhiên và không cần sửa chữa hay kiểm tra gì cả.

Máy nén chạy ồn:

Khi máy nén chạy ồn sẽ phát ra tiếng ồn phát ra từ phía giàn nóng, tức là từ phía cục nóng thường đặt ngoài trời. Tình trạng này do các nguyên nhân sau:

  • Dư gas.
  • Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.
  • Có các bulong hay đinh vít bị lỏng
  • Chưa tháo các tấm vận chuyển
  • Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy

Để khắc phục bạn cần làm như sau:

  • Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của giàn nóng – cục nóng.
  • Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất và thay thế hoặc nhờ tới chuyên viên thay thế.
  • Vặn chặt các bulông hay vis, kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không nhé.
  • Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.
  • Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác.
  • Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của võ giàn nóng – cục nóng và gây nên kêu. Kiểm tra xem các buloong phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không, nếu lỏng thì xiết vừa phải.

Lưu ý: Nếu không thành thạo các thao tác trên bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của thợ sửa chữa chuyên nghiệp.

2. Điều hòa nhiệt độ bị chảy nước

Nước rò rỉ từ dàn lạnh: Tình trạng nước rò rỉ từ dàn lạnh trong nhà có thể do một số nguyên nhân sau:

Độ ẩm và nhiệt độ trong phòng cao tạo nên sự ngưng tụ và hình thành các giọt nước xung quanh điều hòa nhiệt độ. Tình trạng này khiến bạn lầm tưởng rằng điều hòa bị rò rỉ nước. Lúc này, bạn có thể được giải quyết khi độ ẩm và nhiệt độ giảm xuống và ổn định lại bình thường. Bạn chỉ cần lau chùi để điều hòa được khô thoáng và tránh rỉ sét khi nhận thấy tình trạng này đang xảy ra.

Kiểm tra ống thoát nước, có thể ống thoát nước bị lỏng hoặc bị tắc gây nên rò rỉ. Nên gắn chặt ống thoát nước và thực hiện việc thông ống thoát nước để giải quyết tình trạng này.

Nước rò rỉ từ dàn nóng ngoài trời: Cũng giống như đối với dàn lạnh trong nhà, khi dàn nóng ngoài trời bị rò rỉ nước bạn nên tìm hiểu và kiểm tra:

Nếu thấy nước đọng lại trên ống dẫn hoặc các khớp nối thì đây là tình trạng bình thường. Do trong quá trình làm mát không khí, hơi nước sẽ ngưng tụ trên khối ngoài trời nếu gặp độ ẩm và nhiệt độ cao.

Quá trình làm tan băng của điều hòa không khí cũng sẽ thoát nước ra ngoài nên bạn không cần quá lo ngại.

Một nguyên nhân khác nữa đó là trong quá trình làm ấm không khí, nước ở bộ đổi nhiệt rò rỉ ra ngoài, đây là hiện tượng bình thường, không cần sửa chữa.

Khi gặp tình trạng rò rỉ do các nguyên nhân trên bạn chỉ cần lau khô dàn nóng ngoài trời để giúp máy hoạt động tốt, bền và chống gỉ sét hiệu quả hơn.

3. Có hơi ẩm trên ống dẫn khí ra ngoài

Hơi ẩm xuất hiện trên ống dẫn khí khi máy đang hoạt động trong điều kiện ẩm cao và thời gian dài sẽ gây ra tình trạng đọng nước trên ống dẫn khí. Lúc này, không cần sửa chữa. Thao tác cần làm chỉ là lau khô bề mặt ống dẫn khí để máy hoạt động bền hơn.

4. Máy điều hòa không thể khởi động?

Nếu điều hòa của bạn không thể khởi động bạn hãy thực hiện một vài thao tác kiểm tra:

Kiểm tra dây nguồn điều hòa nhiệt độ cắm hay chưa? hoặc Aptpmat đã được bật lên chưa? Có thể dây nguồn đã bị tháo ra hoặc ai đó vô tình làm rơi dây nguồn ra khỏi ổ cắm hoặc Aptomat của điều hòa bị tắt.

Kiểm tra xem cầu chì có hoạt động tốt hay không? Nếu cầu chì có trục trặc, hãy nhanh chóng tắt nguồn điện, thay cầu chì và sau đó khởi động lại điều hòa.

Kiểm tra xem pin trong điều khiển có còn hay không, thay pin mới và thực hiện lại thao tác khởi động máy. Nếu điều hòa nhiệt độ trang bị nút khởi động trên thân máy, thử khởi động bằng nút khởi động xem máy có hoạt động hay không. Nếu điều hòa hoạt động thì rất có khả năng remote hết pin hoặc có trục trặc ở nút bấm Power.

Kiểm tra chế độ hẹn giờ. Rất có thể bạn đã quên tắt hoặc có một ai đó đang bật chế độ hẹn giờ bật/tắt của điều hòa nhiệt độ.

Một số trường hợp, điều hòa nhiệt độ không hoạt động do khoảng cách thời gian tắt/bật liên tục. Hãy đợi khoảng 3 phút để máy có thể hoạt động lại bình thường.

5. Điều hòa không có hơi mát

Kiểm tra thiết lập nhiệt độ xem đã hợp lý với nhu cầu cần làm lạnh/ấm hay chưa?

Kiểm tra xem tấm lọc khí có hoạt động thông thoáng hay không? Vệ sinh tấm lọc khí sẽ giúp điều hòa nhiệt độ hoạt động tốt và làm mát ổn định hơn.

Kiểm tra và thực hiện thao tác thông ống dẫn khí vào và thoát khí ra ở khối trong nhà và khối ngoài trời. Sau đó, đợi khoảng 3 phút và khởi động lại điều hòa để khí được lưu thông ổn định và trao đổi khí tốt hơn. Điều hòa cũng có thể không làm mát khi đang thực hiện chế độ bảo vệ máy nén khí trong 3 phút. Hãy đợi cho đến khi chế độ này hòan thành.

Ngoài những nguyên nhân trên cũng có khả năng điều hòa không khí nhà bạn đang trong tình trạng hết Gas hoặc thiếu Gas. Bạn nên gọi điện cho kỹ thuật để nạp Gas cho điều hòa nhà mình.

tham khảo thêm:  Khi nào điều hòa cần nạp ga | Dấu hiệu nhận biết điều hòa hết ga

6. Có sương ở chế độ Cool

Khi để điều hòa nhiệt độ ở chế độ Cool (làm mát), bạn cảm thấy có sương thoát ra. Đây là hiện tượng hòan toàn bình thường do khí lạnh gặp nhiệt độ hoặc độ ẩm cao, tình trạng này sẽ biến mất khi nhiệt độ và độ ẩm thực tế trong phòng giảm và ổn định trở lại.

7. Quạt dàn nóng không chạy:

Nguyên nhân: Do quạt bị cháy hoặc do cánh quạt bị vướng vật cản.

Cách khắc phục: Bạn có thể kiểm tra xem cánh quạt dàn nóng có bị vướng hoặc có vật cản trở không? nếu có hãy di chuyển vật cản khỏi vùng hoạt động của cánh quạt. Nếu không phát hiện ra vật cản ở cánh quạt bạn nên gọi thợ kỹ thuật sửa chữa điều hòa để thay thế hoặc sửa chữa.

Với 1 số dòng điều hòa đời mới của các hãng Daikin, Panasonic, LG, Gree, Samsung, Midea… đều có tính năng tự chẩn đoán lỗi nên việc phát hiện sự cố cũng như công tác khắc phục sự cố trở nên đơn giản và nhanh chóng. Các bạn chỉ cần đối chiếu mã báo lỗi trên điều khiển với bảng mã lỗi mà hãng cung cấp để biết điều hòa nhà mình đang bị “bệnh” gì.

Trên đây là những bệnh thường gặp khi sử dụng điều hòa và 1 vài hướng dẫn cơ bản để bạn tự khắc phục các sự cố tại nhà trước khi cần đến sư can thiệp của thợ sửa chữa điều hòa. Ngoài những lỗi thường gặp trên, Trong quá trình sử dụng điều hòa, nếu có bất cứ lỗi hay sự cố bất thường nào của điều hòa xảy ra, bạn đừng do dự, hãy gọi ngay cho điện lạnh Thiên Phú để được tư vấn sửa chữa và khắc phục sự cố.

Exit mobile version