Những căn bệnh thường gặp ở điều hòa không khí
1. Máy điều hòa bị thiếu gas, hết gas
Máy chỉ thiếu gas, hết gas trong trường hợp bị rò rỉ và xì trên đường ống, tại các van, các chỗ đấu nối ống bằng rắc-co…hay trong quá trình lắp điều hòa mới người lắp đặt không kiểm tra và nạp đủ gas.
Khi máy bị thiếu gas hoặc hết gas sẽ có một số hiện tượng sau :
– Máy không lạnh khi bị xì hết gas và kém lạnh khi máy thiếu gas.
– Có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng.
– Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy.
– Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp suất làm việc bình thường (bình thường từ 65-75psi). Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường.
Trong một số máy điều hòa không khí, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh.
2. Máy nén không chạy hay block không chạy
Máy nén (Block) được xem là trái tim của máy điều hòa, khi block không chạy thì máy điều hòa sẽ không lạnh.
Một số nguyên nhân làm máy nén – block không chạy là do:
– Mất nguồn cấp đến máy nén : do lỗ do board điều khiển, contactor không đóng, hở mạch.
– Nhảy thermic bảo vệ máy nén : thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu hoặc hư, motor máy nén không quay.
– Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể dẫn tới nhảy CB nguồn.
Những lỗi liên quan đến phần block bạn nên tìm đơn vị sửa điều hòa chuyên nghiệp chính hãng để “bệnh” được trị tận gốc nhé.
3. Máy chạy liên tục nhưng không lạnh
Nguyên nhân:
– Thiếu gas.- Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.- Tải quá nặng.- Máy nén hoạt động không hiệu quả.- Không khí giải nhiệt không tuần hòan.- Có không khí hay khí không ngưng trong.- Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.- Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.- Dàn lạnh bị dơ.- Lọc gió bị dơ.
Cách khắc phục:
– Kiểm tra tải.- Kiểm tra hiệu suất máy nén.- Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.- Rút gas hút chân không và sạc gas mới.- Bảo trì dàn nóng.- Kiểm tra quạt.- Làm sạch.- Thay thế chi tiết cản trở.- Thử xì, đo Gas, xạc Gas, kiểm tra P ht, xả…
4. Remote bấm không có tác dụng:
Khi hướng remote về board nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm các nút điều khiển mà không nghe tín hiệu hồi đáp.
Board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hư: Thay cảm biến hồng ngoại hoặc thay board.Remote hư: Sử dụng remote cùng loại khác để kiểm tra.Pin yếu hoặc hết pin: Phải thay pin mới.
5. Dàn lạnh bị chảy nước: Vỏ dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước, dàn lạnh bị đóng tuyết.
Dàn lạnh bị đóng tuyết: Quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (block).Nếu dàn lạnh thổi ra giọt nước: Dàn lạnh quá dơ. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.
Nếu dàn lạnh bị chảy nước nhiều: Ống nước xả bị nghẹt hoặc bị sútĐa số các trường hợp này là do dàn lạnh bị dơ, cần phải vệ sinh.Gió thổi ra khỏi dàn lạnh có mùi hôi
6. Máy kém lạnh
Nguyên nhân
– Máy không đủ công suất do lắp vào phòng quá lớn (máy 1HP chỉ có thể làm lạnh cho phòng sinh hoạt gia đình tối đa 45m3 ở nhiệt độ khoảng 24-25oC)- Dàn lạnh và dàn nóng bị dơ: Cần phải vệ sinh máy lạnh.- Bị thiếu gas: Quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, ống nhỏ bị bám tuyết, ống lớn không ướt nếu sờ vào không lạnh lắm. Gió thổi ra dàn nóng không nóng lắm.
Trong tất cả các trường hợp này, bạn nên tắt máy và gọi ngay nhân viên kỹ thuật đến sửa, không nên cho máy điều hòa chạy tiếp vì sẽ dẫn tới hỏng block sẽ rất tốn chi phí.
Hi vọng với những chia sẻ nhỏ này của Điện lạnh Thiên Phú các bạn có thể tự sửa chữa điều hòa máy lạnh khi gặp sự cố hoặc biết để không bị chặt chém khi gọi thợ sửa điều hòa.