Nên chọn máy ép trái cây thường hay máy ép chậm?
Máy ép trái cây được xem là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong việc cung cấp và bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể từ các loại trái cây và rau củ. Trang bị máy ép trái cây cho gia đình là mong muốn của các chị em nội trợ. Tuy nhiên, nếu trái cây không được ép đúng cách sẽ làm mất đi hương vị và chất dinh dưỡng trong nước ép? Cho nên việc chọn máy ép trái cây thường hay máy ép chậm lại là điều khiến nhiều chị em trăn trở. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp bạn hiểu thềm về hai loại máy này.
Cấu tạo và nguyên lí hoạt động.
Máy ép trái cây thường cấu tạo gồm có các bộ phận chính: mô tơ tốc độ cao, mâm xay với nhiều lưỡi dao và lưới vắt, nắp máy có ống tiếp hoa quả, khay hứng nước ép và xả bã. Nguyên lý hoạt động của loại máy này là khi đưa hoa quả vào, mâm xay sẽ quay với tốc độ rất cao (gần 2.400 vòng/phút), hoa quả được bào mòn dần, sau đó, nước và bã được tách ra nhờ lực ép ly tâm. Kích thước gọn nhẹ, phù hợp cho những gia đình có không gian hạn chế.
Máy ép chậm được cấu tạo: trục vít đặc biệt, động cơ giảm tốc, lưới lọc, bộ phận tách bã, khay hứng nước ép và xả bã… Vỏ máy được làm bằng chất liệu có khả năng chịu nhiệt cao. Khi đưa hoa quả vào, trục vít dạng xoắn ốc sẽ quay, đưa nguyên liệu vào lưới lọc mà gần như không tạo ra lực ly tâm và ma sát nào. Sau đó, bộ phận tách bã sẽ đưa bã ra ngoài và nước ép sẽ chảy ra khay một cách tự nhiên. Vận tốc của máy chỉ khoảng 45 – 85 vòng quay/phút. Kích thước to, cần không gian rộng để đặt máy.
Chất lượng dinh dưỡng của nước ép.
Khi ép chỉ ra nước còn các chất dinh dưỡng bị giữ lại ở phần bã, có nhiều bã nhỏ lẫn trong nước. Nước ép có hiện tượng nổi bọt, kết tủa hoặc tách nước nếu không dùng ngay. Loại máy này chỉ dùng để ép củ, quả, không ép được các loại rau xanh. Nhưng khi tiến hành ép thì máy ép thường bạn chỉ cần cắt trái cây với kích thước đủ để đưa vào trong máy.
Nguyên lí hoạt động của máy tốc độ chậm khác máy ép thường nên chất lượng sản phẩm cũng sẽ khác. Bã trái cây được vắt kiệt hơn, nước ép hầu như không bị tách nước, Giữ lại vitamin nhiều gấp 6 lần, lượng nước ép giữ lại cao gấp 2 lần, không tạo bọt khi ép. Máy ép chậm có khả năng ép được các loại rau xanh như rau cải, cần tây, các loại đậu đỗ ngâm sẵn… phù hợp nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Độ ồn và nhiệt lượng.
Máy ép chậm: lưỡi dao quay với tốc độ cao nên tạo ra tiếng ồn lớn (độ ồn 85 – 90 Db) và nhiệt cao, tạo ra phản ứng hóa học, làm hỏng chất dinh dưỡng của hoa quả. Nhưng với tốc độ mâm xay cao thì thời gian để làm ra một ly nước ép trái cây rất nhanh và sạch sẽ.
Máy ép chậm: tạo ra tiếng ồn nhỏ (độ ồn 40 – 50 Db), ít nhiệt, nên không tạo ra phản ứng hóa học phá hỏng chất dinh dưỡng. Nhưng do máy hoạt động với vận tốc chậm hơn, nên thời gian để hòan thành một ly nước ép khá lâu.
Vệ sinh.
Đối với máy ép thường khi vệ sinh bạn cần tỉ mỉ vì nó có rất nhiều bộ phận, đặc biệt là lưỡi dao và lưới lọc bã. Còn đối với máy ép chậm khi vệ sinh chỉ cần tháo rời chi tiết và rửa qua dưới vòi nước là có thể cất giữ. Các bộ phận, chi tiết của máy ép chậm cũng cấu tạo đơn giản, dễ dàng vệ sinh hơn máy ép thường.
Giá thành.
Máy ép thường là loại máy đang được bán phổ biến trên thị trường, với mức giá khá rẻ, loại máy dành cho gia đình có giá từ 350.000 đồng đến 2 triệu đồng, loại máy công suất lớn, có giá từ 1 triệu đến 4 triệu đồng. Còn đối với máy ép chậm, bạn cần tới 6 – 10 triệu để có được chiếc máy chất lượng tốt.
Qua những so sánh trên thì hai loại máy đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng cả hai máy đều mang đến sự hữu ích cho người tiêu dùng. Cho nên tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà bạn có thể lựa chọn loại máy phù hợp.