Điều hòa âm trần nối ống gió & điều hòa âm trần khác nhau ở điểm gì ?
1. Tìm hiểu âm trần nối ống gió là gì ?
Điều hòa âm trần nối ống gió hay còn gọi là điều hòa nối ống gió có cấu tạo gồm 1 dàn nóng và 1 dàn lạnh riêng biệt, đường ống nước, đường ống gió, ống đồng dẫn gas, dây điện, chụp hồi, chụp thổi, box thổi và hồi, miệng gió. Với dàn lạnh được thiết kế theo hình hộp chữ nhật, 2 đầu rỗng kết nối với chụp hồi và chụp thổi, dùng kết nối đường ống gió và hộp gió. Kết nối được nhiều hay ít đường ống gió phụ thuộc vào công suất của dàn lạnh. Dàn lạnh được đặt giấu bên trong trần vì thế sẽ không chiếm diện tích không gian của phòng, như vậy sẽ nâng cao tính thẩm mỹ cho căn phòng hơn. Bên cạnh đó, với nhiều kiểu thiết kế miệng gió đa dạng đi kèm, sẽ tôn lên sự sang trọng đẳng cấp của không gian và của gia chủ khi sử dụng dòng sản phẩm này.
Điều hòa âm trần nối ống gió thiết kế không chiếm không gian diện tích phòng khi lắp đặt với thiết kế đặc trưng dàn lạnh điều hòa nối ống gió được đặt phía trong trần nhà, chỉ lộ ra phần miệng gió, không làm mất tính thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến những thiết kế nội thất khác. Hơn thế nữa, hiện nay với việc đa dạng các kiểu dáng thiết kế miệng gió khi lắp đặt điều hòa âm trần nối ống gió còn tăng sự sang trọng, hiện đại cho không gian căn phòng.
Với việc đa dạng các công suất được trải dài từ 9000 BTU cho đến 200.000 BTU, nên đáp ứng và thích hợp cho mọi loại không gian có nhu cầu làm lạnh/ sưởi ấm , từ diện tích nhỏ cho đến những nơi rộng lớn. Thích hợp với những nơi đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, sang trọng và hiện đại, những không gian lắp đặt rộng lớn, trần cao, yêu cầu cần làm lạnh hay sưởi ấm đến từng vị trí, nghóc ngách. Phù hợp với phần lớn không gian như : Chung cư cao cấp, biệt thự, siêu thị, khách sạn 5 sao, hội trường, trung tâm thương mại,….
2. Tìm hiểu điều hòa âm trần là gì ?
Điều hòa âm trần có cấu tạo không khác biệt nhiều so với các loại điều hòa treo tường nhưng nó lại có thiết kế thích hợp cho lắp đặt “chìm” trong trần nhà là mặt lạnh của nó giấu trên trần thạch cao còn mặt lạnh thì để lộ thổi 4 hướng gió. Đặc biệt hệ thống thoát nước thải của máy điều hòa âm tường được bơm tự động nên khi lắp không cần xử lý độ dốc cho máy.
Khi lắp đặt điều hòa âm trần, thường thì người ta sẽ phải khoét trần hoặc 1 phần trần trống đủ để lắp đặt máy âm vào bề mặt tường. Toàn bộ máy lạnh nằm sâu trong trần và chỉ có mặt trước của máy nằm ngoài bề mặt của trần nhà.
Điều hòa 1 chiều hay điều hòa 2 chiều âm trần cũng có cấu tạo gồm 2 thành phần cơ bản là dàn lạnh và dàn nóng. Dàn lạnh kiểu ống đồng cánh nhôm được trang bị quạt ly tâm, nó có chức năng trao đổi nhiệt và được đặt bên trong phòng. Thành phần đầu tiên của điều hòa trần chỉ có quạt và board điều khiển nên không tiêu thụ điện nhiều điện năng. Các ống thoát nước ngưng nối vào dàn lạnh có độ dốc nhất định để nước ngưng có thể chảy hết và không đọng lại trên đường ống.
Dàn nóng cũng trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm nhưng có quạt kiểu hướng trục. Bạn có thể lắp đặt dàn nóng ngoài trời mà không cần che chắn mưa nhưng cần tránh nơi có nắng gắt vì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của máy. Thành phần của dàn nóng gồm máy nén và quạt. Đây là hai bộ phận tiêu tốn nhiều điện năng nhất của máy điều hòa nhiệt độ (khoảng 95% lượng điện tiêu thụ của máy lạnh). Ngoài hai bộ phận chính này thì điều hòa âm trần cũng có các bộ phận khác như: ống dẫn gas, hệ thống dây điện, điều khiển,…
3. Vậy Sự khác nhau ở đây là gì ?
Giữa điều hòa âm trần nối ống gió và điều hòa âm trần cassette âm trần đều sở hữu cho mình những ưu điểm và nhược điểm riêng, như với không gian rộng chia nhiều ngõ nghách chúng ta có thể dùng điều hòa nối ống gió vì ưu điểm chia được nhiều cửa gió, còn phóng nào diện tích nhỏ vuông vắn chúng ta có thể sử dụng điều hòa âm trần để có thể phát huy tối đa những tính năng vượt trội của 2 sản phẩm này thì bạn cần phải hiểu rõ về chúng để lắp đặt ở những không gian sao cho phù hợp nhất, khi đó những ưu điểm ở 2 dòng máy này mới phát huy hết tác dụng