Tại sao và khi nào cần phải bảo dưỡng điều hòa
Sử dụng điều hòa mà không bảo dưỡng định kỳ không chỉ làm giảm tuổi thọ của máy mà còn làm giảm khả năng làm mát và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Vậy khi nào cần bảo dưỡng điều hòa? Và khi bảo dưỡng điều hòa cần làm những công việc gì?
Nhiều khách hàng không biết được rằng việc bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa nhiệt độ định kỳ, thường xuyên hay trước mỗi dịp vào hè có vai trò quan trọng trong việc làm tăng khả năng hoạt động cũng như độ bền của máy. Đây là những lý do bạn nên vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên máy điều hòa của gia đình.
Lợi ích của việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ
1. Bảo dưỡng điều hòa định kỳ có thể tăng độ bền của máy
Rất nhiều khách hàng có thói quen chỉ bảo dưỡng điều hòa khi thiết bị hết gas hay hỏng hóc. Hãy biết rằng đây là một thói quen sai lầm. Muốn đảm bảo được chiếc điều hòa nhiệt độ của gia đình mình hoạt động có hiệu quả và bền nhất, hãy nên có thói quen bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ.
Cũng giống như các thiết bị điện máy khác, điều hòa không khí được cấu tạo bởi các chi tiết phức tạp cả ở giàn nóng và giàn lạnh. Sau một thời gian hoạt động, các chi tiết của máy điều hòa có thể hao mòn và tính năng giảm đi tùy theo điều kiện và tần suất sử dụng. Bởi vậy, bảo dưỡng điều hòa định kỳ là điều vô cùng cần thiết để có thể nhanh chóng điều chỉnh , thay thế thiết bị kịp thời nhằm duy trì tính năng của thiết bị.
Ở Việt Nam, trước hè bao giờ cũng là thời gian lý tưởng nhất để kiểm tra và bảo dưỡng các máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình.
Đối với điều hòa 1 chiều, người dùng có thể kiểm tra hoạt động của máy khi không sử dụng trong một thời gian dài mùa đông. Còn đối với các máy điều hòa nhiệt độ 2 chiều hoạt động thường xuyên thì cũng là lúc bạn nên kiểm tra định kỳ và bổ sung gas cho máy.
Việc chủ động bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa trước dịp hè cũng sẽ giúp người dùng tránh bị rơi vào tình cảnh không gọi được thợ hay bị chặt chém do tình trạng cháy thợ mỗi khi mùa hè đến.
2. Bảo dưỡng điều hòa có thể tăng khả năng làm mát
Việc duy trì ổn định về nhiệt độ tốt nhất của điều hòa nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào độ thông thoáng, sạch sẽ của cả dàn nóng và dàn lạnh. Vì vậy, để đảm bảo điều hòa có thể cung cấp đủ không khí lạnh, cần thường xuyên làm thông thoáng dàn nóng và dàn lạnh không để bụi bẩn bám vào.
Đối với các loại điều hòa mới sẽ không gặp phải tình trạng này. Nhưng các loại điều hòa nhiệt độ đã cũ (sử dụng được khoảng 2 năm) mà không được vệ sinh, bảo dưỡng cẩn thận sẽ rất bẩn. Mảng bám, bụi bẩn, mạng nhện sẽ tạo ra một lớp bám dính. Nếu tình trạng này xảy ra ở lưới lọc của dàn lạnh sẽ khiến điều hòa không thể thổi hơi lạnh ra phòng. Còn ở dàn nóng dễ dẫn đến tình trạng tắc, không thông thoáng cho dàn nóng tỏa nhiệt khi điều hòa hoạt động.
Trong đó, bộ lọc khí là thành phần thiết yếu của mỗi điều hòa không khí loại bỏ bụi và các mảnh vụn từ không khí trước khi thổi vào nhà của bạn. Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng tháng, mặc dù một số bộ lọc hiệu suất cao có thể kéo dài lâu hơn. Bộ lọc không khí bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng băng.
Nếu máy điều hòa giá rẻ của bạn có một bộ lọc tái sử dụng, hãy vệ sinh bộ lọc dưới vòi nước lạnh và để khô hòan toàn trước khi lắp trở lại. Nếu cẩn thận, hãy thay thế lọc khí theo đúng yêu cầu từ nhà sản xuất để đảm bảo hoạt động của máy.
Màng lọc ở dàn lạnh có thể lọc các loại bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, màng lọc thường bị bám rất nhiều bụi bẩn, nhất là trong điều kiện không khí bụi bẩn, ô nhiễm như hiện nay.
Màng lọc bị bụi bẩn có thể khả năng lọc không khí của điều hòa bị suy yếu đi rất nhiều và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của gia đình. Do đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh màng lọc để giúp điều hòa nhiệt độ có thể lọc các loại bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí.
Các bước bảo dưỡng điều hòa không khí
1. Vệ sinh dàn nóng:
Dàn nóng điều hòa là nơi tiếp xúc với môi trường ngoài với nhiều bụi bẩn, côn trùng.. nhân viên bảo dưỡng điều hòa sẽ tháo nắp dàn nóng và dùng máy bơm áp lực xịt vào dàn tản nhiệt để rửa sạch bụi bẩn, côn trùng bám..
Xem xét về vị trí lắp đặt dàn nóng : có được che chắn đúng kỹ thuật, có bị ảnh hưởng bởi môi trường nhiều không, đảm bảo dây tiếp đất không bị hở hoặc mất kết nối, kiểm tra có thiết bị nào bị ăn mòn không…
Để biết cách lắp đặt điều hòa đúng tiêu chuẩn tham khảo cách lắp đặt điều hòa Mitsubishi heavy đúng cách
2. Vệ sinh dàn lạnh:
Vệ sinh thiết bị bằng vải khô, mềm hay có thể sử dụng máy hút bụi.
+ Làm sạch bộ lọc khí : Tháo bộ lọc khí sau đó lau chùi nếu bộ lọc quá bẩn vệ sinh bằng nước ấm (~300C) và sau đó làm khô hòan toàn.
+ Đảm bảo không có vật cản nào xung quanh cửa thoát khí.
+ Kiểm tra và vệ sinh ống thoát nước dư.
Kết thúc bảo dưỡng điều hòa: Sau khi làm vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa cần kiểm tra lại hoạt động của máy đảm bảo cho máy hoạt động bình thường và nạp gas nếu cần thiết.