Những sự thật về điều hòa âm trần bạn cần biết biết.
Bạn đang tìm kiếm cho gia đình một chiếc điều hòa, và tìm thấy các lựa chọn điều hòa âm trần là gì có đúng không? Điều hòa âm trần có dễ dàng vệ sinh điều hòa cũng như bảo dưỡng điều hòa hay không? Bạn có cần lo lắng về tình trạng điều hòa không mát hay không? Hãy cùng tôi tìm hểu về dạng điều hòa này nhé.
Điều hòa âm trần là gì ?
Điều hòa âm trần là gì mà đươc quảng cáo nhiều như vậy. Thực tế, đúng như tên gọi của nó, dạng điều hòa này có thiết kế dành để gắn trần, theo dạng âm tường như điều hòa tủ đứng. Điều hòa âm trần luôn được tích hợp công nghệ làm mát nhanh, thiết kế gọn gàng, âm vào tường và phần đa là âm trần nhằm giúp bạn tận dụng không gian nhà của mình.Máy điều hòa âm trần giá rẻ là dòng điều hòa được thiết kế với cấu trúc chìm trong phòng. Có thể được gắn lên trần nhà, cửa ra vào…Đặc biệt hệ thống thoát nước thải được bơm tự động bơm ra. Vì thế mà khi lắp không cần xử lý độ dốc cho máy như trên các dòng điều hòa treo tường khác.
Điều hòa âm trần phù hợp với không gian nào?
Với thiết kế khá gọn gàng, lại độc đáo, thường có công suất lớn nên điều hòa âm trần không phổ biến trong các hộ gia đình. Điều hòa âm trần thường được sử dụng cho văn phòng, phòng hội họp, cửa hàng hay các công trình lớn. Dưới đây là một số thông của điều hòa âm trần 1 chiều là gì bạn nên biết. Với những tính năng mà dòng điều hòa âm trần này mang lại có khá nhiều gia đình, doanh nghiệp đã lựa chọn dòng điều hòa này để sử dụng, bạn đã biết mua điều hòa âm trần chưa? Cùng tham khảo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
Vị trí lắp đặt máy lạnh âm trần (máy điều hòa không khí âm trần).
Hầu hết các thiết kế của điều hòa âm trần inverter khá đẹp, không phô trương và có nhiều kích cỡ, công suất khác nhau. Do đó, bạn có nhiều lựa chọn để tìm ra một hệ thống máy lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như không gian lắp đặt. Nói chung, máy lạnh âm trần phù hợp hơn cho các khu vực có diện tích, không gian rộng lớn. Bởi vì ống lạnh chiếm không gian khá lớn trên trần nhà để lắp đặt nhưng đa phần không gian trên trần nhà thường có các dầm, xà ngang, dây dẫn điện… bạn cần tham khảo ý kiến của một kỹ thuật viên lắp đặt máy lạnh chuyên nghiệp để tìm ra vị trí chính xác để bạn có thể lắp đặt hệ thống máy lạnh âm trần một cách an toàn.
Cách lắp đặt một thiết bị ngoài trời (cục nóng) cho máy điều hòa không khí âm trần (máy lạnh âm trần) cũng giống như các máy điều hòa không khí khác. Thiết bị ngoài trời nên được lắp đặt ở nơi ổn định, vững vàng, không phài là nơi rung lắc thường xuyên, là nơi có nhiều không gian trống ở hai bên để cho luồng không khí được lưu thông liên tục, nơi chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận để bảo trì – vệ sinh – sửa chữa và cũng là nơi chúng không bị ăn mòn bởi một số chất liên quan.
Dàn nóng điều hòa âm trần.
Cũng là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che chắn mưa. Tuy nhiên khi lắp đặt điều hòa cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp mặt trời, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy.
Dàn nóng gồm máy nén và quạt là bộ phận tiêu tốn điện nhiều nhất của máy điều hòa không khí, chiếm khoảng 95% toàn bộ lượng điện tiêu thụ của máy..
Dàn lạnh điều hòa âm trần.
Dàn lạnh được đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm. Dàn lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm (lồng sóc).
Loại cassette: Khi lắp đặt loại máy điều hòa âm trần – cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh là nổi trên bề mặt trần. Loại cassette rất thích hợp cho khu vực có trần cao, không gian rộng như các phòng họp, đại sảnh, hội trường.
Dàn lạnh có đường thoát nước ngưng, các ống thoát nước ngưng nối vào dàn lạnh phải có độ dốc nhất định để nước ngưng chảy kiệt và không đọng lại trên đường ống gây đọng sương.
Dàn lạnh chỉ có quạt và board điều khiển nên tiêu thụ điện không đáng kể, khoảng 5%.
Những phụ kiện hỗ trợ ngoài dàn nóng và dàn lạnh.
Ống dẫn gas: Liên kết dàn nóng và lạnh là một cặp ống dịch lỏng và gas. Kích cỡ ống dẫn được ghi rõ trong các tài liệu kỹ thuật của máy hoặc có thể căn cứ vào các đầu nối của máy. Ống dịch nhỏ hơn ống gas. Các ống dẫn khi lắp đặt nên kẹp vào nhau để tăng hiệu quả làm việc của máy. Ngoài cùng bọc ống mút cách nhiệt.
Dây điện điều khiển: Ngoài 2 ống dẫn gas, giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển.
Dây điện động lực: Dây điện động lực (dây điện nguồn) thường được nối với dàn nóng. Tuỳ theo công suất máy mà điện nguồn là 1 pha hay 3 pha. Thường công suất từ 36.000btu/h trở lên sử dụng điện 3 pha. Số dây điện động lực tuỳ thuộc vào máy 1 pha, 3 pha và hãng máy.