Những mã lỗi thường gặp ở điều hòa Gree dòng Change
Trong quá trình sử dụng điều hòa Gree chắc chắn nhiều khách hàng sẽ gặp phải những sự cố khi điều hòa hiển thị mã lỗi như F1, F2, F3….ngày hôm nay trung tâm điện máy Thiên Phú sẽ tổng hợp những mã lỗi thường gặp ở điều hòa Gree dòng Change
Tổng hợp mã lỗi thường gặp ở điều hòa Gree Inverter dòng Change.
Lỗi Board dàn lạnh – EE.
Khi đèn Led (heating) của máy lạnh Gree nhà bạn tạm ngưng 3 giây hoặc nhấp nháy 15 lần thì đó là khi điều hòa bị lỗi Board dàn lạnh. Cách khắc phụ lỗi này là bạn cần phải thay bo mạch dàn lạnh.
Lỗi bảo vệ chống đóng băng – E2
Dấu hiệu để nhận biết lỗi nàu chính là khi đèn Led (heating) ngưng 3 giây và nhấp nháy 2 lần. Nguyên nhân dẫn đến sự cố ngày là do nhiệt độ môi trường của dàn nóng quá thấp, cần phải tăng nhiệt độ lên.
Hệ thống quá tải – H4.
Tình trạng xảy ra lỗi khi đèn Led ngưng 3 giây và nhấp nháy 4 lần. Khách hàng nên kiểm tra dàn bay hơi và dàn giải nhiệt có bị bẩn hay không không, có bị kẹt hay không.
Qúa tải máy nén – H3.
Lỗi được xác định khi đèn Led(heating) ngưng 3 giây và nháy 3 lần, lúc này khách nên kiểm tra lại tình trạng kết nối của dây.
Lỗi H6 – Bo không nhận được tín hiệu từ mô tơ dàn lạnh.
Dấu hiệu nhận biết của lỗi này dựa vào hoạt động của đèn Led (running ) đèn sẽ bị ngưng 3 giây và nhấp nháy 11 lần. Bạn cần kiểm tra kết nối mô tơ và bo mạch.
Lỗi H7 – Mất đồng bộ.
Dấu hiệu nhận biết lỗi mất đồng bộ này là khi đèn Led ( Cooling) ngưng 3 giây và nhấp nháy 7 lần. Để khắc phục tình trạng này thì cần phải kiểm tra điện trở máy nén, điện trở tiếp đất, bo dàn nóng.
Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường dàn lạnh – F1.
Khi đèn Led Cooling ngưng 3 giây và nhấp nháy 1 lần, thì đây chính là lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường. Để khắc phục tình trạng này thì cần kiểm tra kết nối, đo giá trựi điện trở của cảm biến.
Lỗi cảm biến nhiệt độ của đường ống dàn lạnh – F2.
Dấu hiệu nhận biết của lỗi này chính là khi đèn Led ngưng 3 giây và nhấp nháy 2 lần, cách khắc phục là kiểm tra lại kết nối, đo giá trị điện trở cảm biến.
Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường dàn nóng -F3.
Đèn Led – cooling ngưng 3 giây và nháy 3 lần. Cách sửa chữa là cần phải kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến.
Lỗi cảm biến nhiệt độ dàn ngưng – F4.
Khi điều hòa gia đình bạn có hiện tượng đèn led ngưng 3 giây và nhấp nháy 18 lần thì bạn kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến.
Lỗi cảm biến nhiệt độ đường đi của dàn nóng – F5.
Dấu hiệu nhận biết rất dễ dàng đó là khi đèn Led ngưng 3 giây và nhấp nháy 5 lần, lúc này thì bạn cần kiểm tra kết nối đo điện trở của cảm biến.
Lỗi U1 – lệch pha máy nén.
Khi đèn Led của máy lạnh ngưng 3 giây và nhấp nháy 13 lần thì khi đó điều hòa bị lệch pha máy nén, việc cần làm để khắc phục sự cố này là thay board dàn nóng.
Lỗi U5 – Dòng điện trong hệ thống không ổn định.
Nếu đền Led ngưng 3 giây và nhấp nháy 13 lần thì tức là máy điều hòa đang gặp lỗi dòng điện trong hệ thống không ổn định, cách khắc phục là cần phải tháy board dàn nóng.
Lỗi U7 – Van 4 ngã hoạt động bất thường.
Khi xảy ra lỗi này thì đèn Led ngưng 3 giây và nhấp nháy 20 lần, cần phải thay van 4 ngã để khắc phục tình trạng hư hỏng của máy.
Lỗi UA – cài đặt dàn nóng, dàn lạnh bất thường.
Trong trường hợp nếu dàn nóng không phù hợp với dàn lạnh dẫn đến hiện thượng đền led cooling và đèn led heating nháy 12 lần trong cùng một thời điềm thì có nghĩa là máy lạnh của bạn đang bị lỗi UA.
Lỗi UH – Bo không nhận được tín hiệu từ mô tơ DC dàn nóng.
để khắc phục tình trạng này thì bạn cần phải kiểm tra lại kết nối mô tơ DC và bo dàn nóng, dấu hiệu nhận biết về lỗi này chính là đền Led cooling và led heating nhấp nháy 8 lần trong cùng một thời điểm.
Lỗi UF – Lỗi đường truyền tín hiệu.
Khi đền led cooling và đền led heating nhấp nháy 7 lần trong cùng một thời điểm thì đồng nghĩa với việc điều hòa cần thay bo mạch dàn lạnh.
Lỗi UU – Lỗi dòng điện DC quá cao.
Để khác phụ lỗi này thì bạn cần kiểm tra bội chuyển đổi nguồn điện AC và DC, dấu hiệu nhận biết là đèn Led cooling và đèn Led heating nhấp nháy 11 lần trong cùng một thời điểm.
Lỗi P7 – Lỗi cảm biến nhiệt độ của tấm tản nhiệt.
Nếu đèn led heating ngưng 3 giây và nhấp nháy 18 lần thì tức là máy đang bị lỗi cảm biến nhiệt độ của tấm tản nhiệt và cần phải thay bo dàn nóng.
Lỗi P8 – Lỗi tấm tản nhiệt main board dàn nóng quá nóng.
Khi nhiệt độ môi trường dàn nóng quá cao hoặc tản nhiệt kết nối sai thì đen led heating ngưng 3 giây và nháy 19 lần.
Lỗi PH – Nguồn nhiệt DC quá cao.
Khi đèn Led cooling ngưng 3 giây và nháy 11 lần thì máy đang bị lỗi nguồn nhiệt DC quá cao, cần phải kiểm tra điện cấp AC bất thường để khắc phục tình trạng lỗi này.
Lỗi PL – nguồn DC quá thấp.
Đèn Led heating ngưng 3 giây và nháy 21 lần là do nguồn DC quá thấp, bạn cần kiểm tra nguồn AC bởi nếu nguồn AC thất thường sẽ dẫn đến tình trạng nguồn DC quá thấp.
Lỗi E4 – Bảo vệ cảm biến nhiệt độ cao của đường đi máy nén.
Đèn Led running ngưng 3 giây và nhấp nháy 4 lần thì bạn nên kiểm tra kết nối, đo điện trở cảm biến vì rất có thể điều hòa đang bị lỗi cảm biến nhiệt độ.
Lỗi E5 – Bảo vệ quá dòng.
Đền led running ngưng 3 giây và nhấp nháy 5 lần thì đồng nghĩa với việc máy điều hòa đang bị lỗi bảo vệ quá dòng, khách hàng cần kiểm tra lại nguồn điện.
Lỗi E6 – Lỗi tín hiệu.
Khi đền led running ngưng 3 giây mà nháy 6 lần thì khách nên kiểm tra dây tín hiệu kết nôi giữa dàn nóng và dàn lạnh, đồng thời kiểm tra bo mạch của dàn nóng và dàn lạnh.
Lỗi LC – Lỗi không khởi động được.
Nếu máy bị lỗi này thì đèn led heating ngưng 3 giây và nhấp nháy 11 lần, cách khắc phục là kiểm tra điện trở máy nén và điện trở tiếp đất, kiểm tra board dàn nóng.
Lỗi FO – Lỗi xì Gas.
Đèn led cooling ngưng 3 giâ và nhấp nháy 10 lần thì khách hàng nên kiểm tra và khắc phục vị trí bị xì gas.
Lưu ý khi nhận biết các mã lỗi thường gặp ở điều hòa Gree dòng Change
Thông qua phần tổng hợp các mã lỗi của điều hòa Gree Inverter thì chúng ra dễ dàng có thể nhận thấy tất các các lỗi điều có một điểm chung là đền led sẽ bị ngưng trong một thời gian nhất định và đèn sẽ bị nhấp nháy, thông qua số lần nhấp nháy mà chúng ta có thể tìm ra lỗi và cách khách phục.
Tuy nhiên với một số mã lỗi đơn giản khách hàng tự có thể khắc phục được, nhưng những lỗi mà cần phải thay thế linh kiện thì để tránh mất nhiều thời gian và tiền bạc, khách nên tìm đến những trung tâm sửa chữa điều hòa uy tín tại Hà Nội để nhờ tư vấn và báo giá sửa chữa điều hòa rẻ nhất, tiết kiệm ngân sách cho gia đình bạn. Bên cạnh đó nhờ vào đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng khó tính nhất.